THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÂY XANH CHO NHÀ MÁY THEO TIÊU CHUẨN LEEDhot

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 80 | Cật nhập lần cuối: 5/28/2025 11:32:27 AM | RSS

1. Tiêu chuẩn LEED là gì?

LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) là một hệ thống chứng nhận quốc tế cho các công trình xanh (công trình thân thiện với môi trường), do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) phát triển. Mục tiêu của LEED là thúc đẩy thiết kế, xây dựng và vận hành các công trình tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao chất lượng môi trường sống trong công trình.

LEED có nhiều hệ thống đánh giá. Với nhà máy, thường áp dụng:
- LEED For Building Design and Construction: LEED BD+C : New Construction – nếu xây nhà máy mới.
- LEED For Building Design and Construction : LEED BD+C: Core and Shell – nếu chỉ xây dựng phần khung và hệ thống cơ bản.
- LEED for Building Operations and Maitenance: LEED O+M: Existing Buildings – nếu cải tạo lại nhà máy hiện tại.

2. Các hạng mục đánh giá chính của LEED

LEED đánh giá các công trình dựa trên nhiều tiêu chí, tùy thuộc vào từng loại hình công trình, bao gồm:

Hạng mục

Mô tả

Sustainable Sites (SS)

Vị trí và giao thông bền vững

Vị trí dự án, xử lý nước mưa, kết nối giao thông, tránh phá hoại hệ sinh thái tự nhiên.

Water Efficiency (WE)

Sử dụng nước hiệu quả

Giảm sử dụng nước trong và ngoài nhà máy (hệ thống tưới tiêu, thiết bị vệ sinh, tái sử dụng nước...).

Energy & Atmosphere (EA)

Năng lượng và khí quyển

Thiết kế tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, kiểm tra hệ thống HVAC, chiếu sáng hiệu quả.

Materials & Resources (MR)

Vật liệu và tài nguyên

Sử dụng vật liệu tái chế, nội địa, ít độc hại; quản lý chất thải xây dựng hiệu quả.

Indoor Environmental Quality (EQ)

Chất lượng môi trường trong nhà

Chất lượng không khí, ánh sáng tự nhiên, kiểm soát độ ẩm, hệ thống thông gió hiệu quả.

Innovation (IN)

Đổi mới trong thiết kế

Các ý tưởng sáng tạo vượt tiêu chuẩn, ví dụ ứng dụng công nghệ mới hoặc thiết kế sinh thái độc đáo.

Regional Priority (RP)

Ưu tiên khu vực

Giải quyết các vấn đề ưu tiên của địa phương (như tiết kiệm nước ở vùng khô hạn...).

3. Mức chứng nhận LEED

Tùy theo tổng số điểm đạt được (tối đa 110 điểm), dự án được xếp vào 4 mức:
- LEED Certified: 40–49 điểm
- LEED Silver: 50–59 điểm
- LEED Gold: 60–79 điểm
- LEED Platinum: 80+ điểm

4. Các Hạng Mục Liên Quan Đến Cây Xanh Trong Tiêu Chuẩn LEED

Trong hệ thống chứng nhận công trình xanh LEED (Leadership in Energy and Environmental Design), cảnh quan cây xanh đóng vai trò quan trọng trong việc đạt điểm ở nhiều hạng mục khác nhau, đặc biệt là trong nhóm tiêu chí Sustainable Sites (SS) và Water Efficiency (WE). Dưới đây là một số tiêu chuẩn và yêu cầu liên quan đến cảnh quan cây xanh trong LEED:

Hạng Mục/ Item

Mô tả chi tiết/ Detailed description

Điểm đánh giá

Sustainable Sites (SS)

Vị trí và giao thông bền vững

Heat Island Reduction

Trồng cây xanh để giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Cây trồng bóng mát có thể thay thế cho các vật liệu có chỉ số phản xạ năng lượng mặt trời cao (SRI). Tán cây được tính nếu có khả năng bao phủ mái, bãi đậu xe hoặc lối đi trong vòng 10 năm.

Tối đa 2 điểm

Open Space

Khuyến khích tạo không gian mở có cây xanh phục vụ cư dân, nhân viên hoặc công chúng. Diện tích không gian mở phải chiếm ít nhất 30% diện tích khu đất (trừ công trình xây dựng), và ít nhất 25% trong đó phải là cây trồng hoặc thảm thực vật.

Tối đa 1 điểm

Site Development – Protect or Restore Habitat

Yêu cầu duy trì hoặc phục hồi diện tích cây xanh và cảnh quan tự nhiên. Ít nhất 30% tổng diện tích khu đất (trừ phần xây dựng) phải được phủ xanh bằng thực vật bản địa hoặc thích nghi với khu vực. Cây xanh có thể được tính điểm nếu góp phần vào việc phục hồi hoặc bảo tồn sinh thái.

Tối đa 2 điểm

Water Efficiency (WE)

Sử dụng nước hiệu quả`

Rainwater Management

Cây xanh hấp thụ và điều tiết nước mưa

Tối đa 3 điểm

Landscape Water Use Reduction

Khuyến khích sử dụng cây xanh ít tiêu thụ nước (cây bản địa, cây chịu hạn). Hệ thống tưới nước thông minh và sử dụng thực vật bản địa giúp đạt được yêu cầu tiết kiệm ít nhất 30–50% lượng nước ngoài trời.

Tối đa 2 điểm

5. Gợi ý bố trí cây xanh theo khu vực trong nhà máy theo tiêu chuẩn LEED

a. Khu vực đỗ xe & giao thông nội bộ

Trồng cây tán rộng 2 bên đường và xen giữa các hàng xe để giảm hiệu ứng đảo nhiệt. Dùng cây chịu nhiệt: muồng hoàng yến, sao đen, dầu rái...

b. Vùng rìa khu đất (dọc hàng rào)

Tạo dải cây cách ly bụi, tiếng ồn với tường cây gừa, tường cây sanh si, hàng cây hoàng nam, tre trúc, phi lao, keo lá tràm, tre ngà, chuối rừng...

c. Mái nhà

Áp dụng mái xanh bán phần hoặc sử dụng vật liệu phản xạ cao. Sử dụng công nghệ trồng cây xanh trên mái (vườn trên mái) nhằm bảo vệ kết cấu xây dựng nhưng vẫn đảm bảo mật độ xanh cảnh quan, giảm hấp thụ nhiệt và tăng tính thẩm mỹ. Hoặc sử dụng tường cây xanh theo mặt đứng để tăng mảng xanh nhưng tiết kiệm diện tích.

d. Khu vực sân nghỉ, nhà ăn công nhân

Không gian mở có cây bóng mát, ghế ngồi: lộc vừng, me tây, bằng lăng tím... Có thể tạo thêm các điểm nhấn như chòi lục giác, chòi chữ nhật bằng cây gừa để có không gian nghỉ ngơi thư giãn nhưng vẫn gần gũi thiên nhiên

e. Hệ thống tưới nhỏ giọt: Tưới nhỏ giọt với việc set up hệ thống tưới phù hợp nhu cầu của từng loại cây xanh, theo mùa…

f. Hệ thống thoát nước sinh thái

Tạo bioswale/rain garden với cây: cỏ vetiver, lau, thủy trúc…

6. Các nhà máy đạt chứng nhận LEED tại Việt Nam

Theo dữ liệu từ Green Building information Gateway, tính đến năm 2025, Việt nam có nhiều nhà máy và cơ sở công nghiệp đang đăng ký hoặc đã đạt chứng nhận LEED ở các cấp độ khác nhau. Trong đó có 10 nhà máy tiêu biểu cho từng ngành hàng như sau:

1. Nhà máy DBW Long Hậu

Cấp độ: LEED Bạch kim

Deutsche Bekleidungs Werke Limited (DBW) được thiết kế để đạt chứng nhận quốc tế chuẩn Bạch kim theo tiêu chí của Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (LEED) và hệ thống chứng nhận của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (LOTUS).

Tọa lạc tại Khu công nghiệp (KCN) Long Hậu, DBW có tổng diện tích 18.000 m2. Khu liên hợp sản xuất tiên tiến được đặt trên 5 tầng, với trọng tâm đặc biệt là sản xuất hàng dệt kim và hàng may mặc thời trang cao cấp.

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÂY XANH CHO NHÀ MÁY THEO TIÊU CHUẨN LEED

2. Nhà máy ATAD

Cấp độ: LEED Bạch kim

Công trình Văn phòng nhà máy ATAD – Đồng Nai với chứng nhận Bạch Kim của LEED đã đạt hiệu quả lớn trong sử dụng với các tính năng xanh như:

+ 100% các khu vực làm việc được chiếu sáng mặt trời đầy đủ

+ 50.66% lượng nước tiêu thụ được cắt giảm

+ Giảm được 45,6% năng lượng tiêu thụ

+ 100% diện tích mái có độ phản xạ ánh sáng cao

+ 25% vật liệu xây dựng từ nguồn tái chế và 100% thảm trong tòa nhà đều được nhận chứng nhận Green Label Plus.

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÂY XANH CHO NHÀ MÁY THEO TIÊU CHUẨN LEED

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÂY XANH CHO NHÀ MÁY THEO TIÊU CHUẨN LEED

3. Nhà máy Tetra Pak Bình Dương

Cấp độ: LEED Vàng (Phiên bản 4)

Đặc điểm nổi bật: Là nhà máy sản xuất bao bì đầu tiên tại Việt Nam đạt LEED Vàng phiên bản 4. Nhà máy tiết kiệm 17,6 triệu lít nước mỗi năm, tái chế 65% chất thải và giảm phát thải 4.000 tấn CO₂ hàng năm.

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÂY XANH CHO NHÀ MÁY THEO TIÊU CHUẨN LEED

4. Nhà máy Milwaukee (SOL E&C thi công)

Cấp độ: LEED Vàng

Đặc điểm nổi bật: Được đầu tư bởi Tập đoàn Techtronic Tools (TTI), nhà máy được xây dựng với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường và tiết kiệm năng lượng.

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÂY XANH CHO NHÀ MÁY THEO TIÊU CHUẨN LEED

5. Nhà máy MPE Smart Factory (Long An)

Cấp độ: LEED Vàng

Đặc điểm nổi bật: Áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo, nhà máy hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Thiết kế cảnh quan cây xanh cho nhà máy

6. Nhà máy Wistron InfoComm (Hà Nam)

Cấp độ: LEED Bạc (v4 BD+C)

Đặc điểm nổi bật: Đạt chứng nhận LEED cho công trình xây mới và cải tạo quy mô lớn, phản ánh cam kết của doanh nghiệp trong việc xây dựng công trình xanh.

Thiết kế cảnh quan cây xanh cho nhà máy

7. Nhà máy Saitex International

Cấp độ: LEED Bạc

Đặc điểm nổi bật: Áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành, nhà máy hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Thiết kế cảnh quan cây xanh cho nhà máy

8. Nhà máy Pear Global (Ngành dệt may)

Cấp độ: LEED Vàng (O&M)

Đặc điểm nổi bật: Là nhà máy dệt may đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận LEED O&M Vàng, thể hiện sự tiên phong trong ngành công nghiệp dệt may về phát triển bền vững.

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÂY XANH CHO NHÀ MÁY THEO TIÊU CHUẨN LEED

9. Nhà máy FM Logistic (gần Hà Nội)

Cấp độ: LEED Vàng

Đặc điểm nổi bật: Là kho vận đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận LEED Vàng, được thiết kế với các tiêu chuẩn cao về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÂY XANH CHO NHÀ MÁY THEO TIÊU CHUẨN LEED

10. Nhà máy Schneider Electric Manufacturing Vietnam (TP.HCM)

Cấp độ: LEED BD+C: New Construction

Đặc điểm nổi bật: Nhà máy được xây dựng tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn, áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng xanh và tiết kiệm năng lượng.

Thiết kế cảnh quan cây xanh cho nhà máy

Thiết kế và thi công cảnh quan nhà máy, khu công nghiệp

Thiết kế và thi công cảnh quan

Liên hệ K&K Landscape để được tư vấn thiết kế cảnh quan chuyên nghiệp cho nhà máy, khu công nghiệp: